Ngã Bảy Sông
Ngã Bảy Sông

Giới thiệu

Giá: Đang cập nhật

Số điện thoại: 0917119468

Thời gian tham quan tại một điểm: Không giới hạn

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: xtdl.haugiang@gmail.com

Địa chỉ: khu vực 4, Phường Lái Hiếu, Thành phố Ngã Bảy, Tỉnh Hậu Giang

Đầu thế kỷ 20, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thực dân Pháp tiến hành đào kênh xáng, dần hình thành nên bảy con kênh hội tụ về như một cái rún giữa các đầu doi. Nhìn từ trên cao xuống mới thấy hết hình dạng 7 ngã, toả ra như những cánh sao bao gồm: - Kênh Cái Côn: Được người Pháp dùng máy xáng đào vào năm 1890. Đây là một trục kênh chính và rộng nhất, chiều dài khoảng 15 kilômét, như là con kênh “cái” đưa nước từ sông Hậu vô cánh đồng sậy (cũng như tiêu thoát nước trong mùa mưa), người dân địa phương còn gọi là “sông Cái”. - Kênh Búng Tàu: Nối từ vùng đồng sậy xuyên qua Lung Ngọc Hoàng tới phần đất Sóc Trăng, Rạch Giá. Giai đoạn đầu, nối đến quận Phước Long hình thành cụm kênh Ngã Năm. Về sau năm 1914, đào tiếp xuyên qua vùng Bạc Liêu đến chợ Cà Mau nên còn gọi là kênh Quản lộ Phụng Hiệp - Cà Mau. - Kênh Lái Hiếu: dài 25 kilômét, là đoạn từ chợ Ngã Bảy đến giáp sông nước Đục (Cái Lớn - ... Xem nhiều hơn

Dịch vụ

Bình luận và Đánh giá

/ 5
đánh giá

Bạn cần phải hoặc Đăng ký tài khoản mới để được bình luận.

Bản đồ

Giới thiệu

×

Đầu thế kỷ 20, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thực dân Pháp tiến hành đào kênh xáng, dần hình thành nên bảy con kênh hội tụ về như một cái rún giữa các đầu doi. Nhìn từ trên cao xuống mới thấy hết hình dạng 7 ngã, toả ra như những cánh sao bao gồm:

- Kênh Cái Côn: Được người Pháp dùng máy xáng đào vào năm 1890. Đây là một trục kênh chính và rộng nhất, chiều dài khoảng 15 kilômét, như là con kênh “cái” đưa nước từ sông Hậu vô cánh đồng sậy (cũng như tiêu thoát nước trong mùa mưa), người dân địa phương còn gọi là “sông Cái”.

- Kênh Búng Tàu: Nối từ vùng đồng sậy xuyên qua Lung Ngọc Hoàng tới phần đất Sóc Trăng, Rạch Giá. Giai đoạn đầu, nối đến quận Phước Long hình thành cụm kênh Ngã Năm. Về sau năm 1914, đào tiếp xuyên qua vùng Bạc Liêu đến chợ Cà Mau nên còn gọi là kênh Quản lộ Phụng Hiệp - Cà Mau.

- Kênh Lái Hiếu: dài 25 kilômét, là đoạn từ chợ Ngã Bảy đến giáp sông nước Đục (Cái Lớn - Long Mỹ), hiện nay là hướng đi vào thị trấn Cây Dương huyện Phụng Hiệp. Kênh Lái Hiếu còn được gọi là kênh Bassac Long Mỹ vì nối tới xã Long Bình, gặp con sông Cái Lớn thuộc địa phận Long Mỹ (Rạch Giá).

- Kênh Mang Cá: Bên vạt đất phía Đông, cách trung tâm chợ Ngã Bảy khoảng 1 ki lô mét. Sau này người Pháp tiếp tục đào một con kênh nối tới Kế Sách – Sóc Trăng gọi là kênh Mang Cá, với chiều dài khoảng 15 kilômét. Do kênh nằm cạnh mang cá của cầu Quay Phụng Hiệp nên người dân thường gọi là kênh Mang Cá.

- Kênh Mương Lộ: được đào từ năm 1901 đến năm 1905, Người Pháp cho đào kênh từ Phụng Hiệp đến Sóc Trăng với chiều dài khoảng 30 kilômét, rộng khoảng 30 mét. Khi làm Quốc lộ 1A (nay là đường Hùng Vương); Người Pháp cho đào con kênh cặp theo đó để lấy đất làm nền trên lộ xe, cán đá nên gọi kênh Mương Lộ.

- Kênh Xẻo Vong: được đào từ năm 1908 đến năm 1912 về hướng Cần Thơ bằng cách mở rộng con rạch nhỏ tên Xẻo Vông, chiều dài con kênh này khoảng 12 kilômét. Do bờ kênh có nhiều cây vông đồng to lớn, nên dân gian lấy đặt tên Xẻo Vông cho con kênh.

- Kệnh Xẻo Môn: Sau khi Đào kênh Xẻo Vông rồi, người Pháp tiếp tục đào kênh Xẻo Môn đưa nước vào sâu cánh đồng bên trong đi thẳng ra ngã tư La Bách (xã Hoà Mỹ). Gọi là Xẻo Môn vì nơi đây có một đường nước mọc nhiều bụi môn, con kênh này dài khoảng 7 kilômét.

Lịch trình của bạn

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm

Giải trí